“Những môn quan trọng, khó và khô khan như phương pháp nghiên cứu cần phải được dạy ngắn và đủ để người đọc không quá mệt (khi đọc và học) mà vẫn nắm được cái gì đó.”
Nếu bạn thuộc một trong số những nhóm ở trên thì “TỪNG BƯỚC NHẬP MÔN NGHIÊN CỨU KHOA HỌC XÃ HỘI”
sẽ giúp bạn giải quyết tất cả những vấn đề đó.
Đây là điểm nhấn đặc biệt của cuốn sách này. Phương pháp này được chủ biên sách phát triển dựa trên phương pháp micro-learning (học vi mô) rất nổi tiếng được sử dụng phổ biến tại nhiều tổ chức giáo quốc tế ở nhiều cấp bậc khác nhau.
Cuốn sách không cung cấp trực tiếp một quy trình làm NCKH cụ thể mà thay vào đó, tác giả cung cấp các kiến thức về những khía cạnh khác nhau của NCKH, từ đó, giúp người học tìm ra một quy trình NCKH phù hợp với bản thân.
Lấy ý tưởng từ COOKBOOK (sách nấu ăn), các kiến thức và nội dung được thiết kế tinh gọn, không quá dài (< 6 trang/bài học) nhưng vẫn đầy đủ thông tin tra cứu cũng như bài tập thực hành, giúp việc học, nghiên cứu của độc giả trở nên dễ hiểu và tạo được sức hấp dẫn với độc giả.
Sách được cập nhật kiến thức mới, các kỹ năng chuyên môn đã được kiểm chứng, nhiều “tip” độc đáo dành cho người làm nghiên cứu, là tài liệu tham khảo hữu ích trong cả công tác giảng dạy và làm nghiên cứu.
Nhóm tác giả đã xây dựng SƠ ĐỒ BÀI HỌC tổng hợp toàn bộ lộ trình bài học, được phân loại theo các nhóm nội dung và sử dụng các ký hiệu mũi tên để độc giả dễ dàng hình dung, khái quát được nội dung, mức độ quan trọng, sự liên kết của giữa các bài học.
Sách sử dụng nhiều bảng biểu, hình ảnh minh hoạ và MÀU SẮC giúp kích thích não bộ người học phản ứng với bài học ngay và dễ dàng tiếp thu kiến thức.
Cuốn sách gồm 07 phần với tổng cộng 71 bài giảng cung cấp cho độc giả một dẫn nhập chi tiết, toàn diện, đa chiều và dễ tiếp cận nhất về quá trình triển khai cũng như những lưu ý trong nghiên cứu khoa học xã hội.
Phạm trù và biến, quy nạp và diễn dịch, lý thuyết và mô hình, giả thuyết và định đề, mục tiêu và nhiệm vụ nghiên cứu, câu hỏi nghiên cứu, vấn đề nghiên cứu, tính mới trong nghiên cứu…
Tiêu đề và tóm tắt bài báo, cấu trúc của các loại hình tài liệu khoa học, cấu trúc của bài báo khoa học…
Các website hỗ trợ viết học thuật, vấn đề viết lại câu và tách câu, ngụy biện…
Đạo văn, trích dẫn và tài liệu tham khảo, đạo đức trong nghiên cứu, những thái độ cần thiết của nhà nghiên cứu…
Mẫu và quần thể, thang đo, độ tin cậy và độ hiệu lực, các phương pháp sử dụng trong nghiên cứu như thực nghiệm, bảng hỏi, diễn giải, phân tích nội dung, nghiên cứu trường hợp…
Tiêu chí đánh giá trong biên tập và phản biện, hợp tác và xây dựng mạng lưới, xin tài trợ, tạp chí “săn mồi”, uy tín và hình ảnh nhà nghiên cứu…
Cung cấp các thông tin và hướng dẫn chi tiết về kho dữ liệu khoa học, phân loại ấn phẩm khoa học, truy cập mở, dữ liệu sơ cấp và dữ liệu thứ cấp…
TS. Phạm Hiệp nhận bằng tiến sĩ quản trị kinh doanh quốc tế tại Đại học Văn hóa Trung Hoa, Đài Loan (Trung Quốc) năm 2017. Đến nay, TS. Phạm Hiệp đã có hơn 40 bài viết được công bố trên các tạp chí và sách trong thư mục SSCI/Scopus. Ông cũng là thành viên ban biên tập của 03 tạp chí quốc tế SSCI/Scopus và thường xuyên làm phản biện cho gần 20 tạp chí quốc tế SSCI/Scopus. Hiện nay, TS. Phạm Hiệp đảm nhiệm vị trí Giám đốc Nghiên cứu thuộc Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển giáo dục EdLab Asia. Ông cũng sáng lập và là giảng viên chính tại Chương trình Research Coach in Social Sciences từ năm 2017. Đến nay, Chương trình đã đào tạo/huấn luyện gần 1.000 nhà nghiên cứu trẻ trong lĩnh vực khoa học xã hội, khoảng gần 100 trong số đó đã có công bố quốc tế SSCI/Scopus. Năm 2022, TS. Phạm Hiệp được nhận giải thưởng “Nhà nghiên cứu xuất sắc về quốc tế hóa giáo dục” từ Mạng lưới Du học và Sinh viên quốc tế (SAIS).
Nhóm cộng sự của TS. Phạm Hiệp tham gia trong quá trình biên soạn cuốn sách này gồm có: Nguyễn Yến Chi, Phạm Thị Oanh, Cao Quốc Thái, Nguyễn Linh Chi, Nguyễn Đức Huy, Đoàn Thị Phương Thục, Bùi Phương Hà. Tất cả đều đang công tác trong nhiều chuyên ngành khác nhau của khoa học xã hội và đã có một số công bố trên các tạp chí uy tín thuộc danh mục Scopus.
“Đây là cuốn sách phương pháp nghiên cứu khoa học xã hội đặc biệt nhất mà tôi từng biết. Bởi cũng như tôi, bạn sẽ không cần phải ‘trang trọng’ ngồi vào bàn làm việc, căng óc đọc từng câu từng chữ với ngồn ngộn kiến thức hàn lâm. Bạn có thể đọc nó trong lúc… tranh thủ nghỉ giải lao giữa 2 tiết học, vài phút trước khi đi ngủ hoặc trước bữa ăn, bởi tất cả các bài học đều được viết đủ ngắn để có thể hoàn thành trong vòng 5-10 phút với những ‘đầu ra’ rất cụ thể, rõ ràng. Tôi tin rằng cuốn sách này sẽ hữu ích cho tất cả những ai quan tâm đến khoa học xã hội.”
“Cuốn sách này đem đến cho tôi hai điều bất ngờ thú vị. Thứ nhất, đó là cách tiếp cận theo lối cookguide mà mỗi bài học được thiết kế như bản hướng dẫn nấu một ‘món ăn’. Thứ hai, ‘món ăn’ về kiến thức và kỹ năng nghiên cứu khoa học xã hội này lại có vẻ khá ‘dễ nuốt’, không như hình dung vốn có về những cuốn sách có chủ đề tương tự, kể cả các sách xuất bản ở nước ngoài. Tôi tin rằng, cuốn sách này sẽ không chỉ hữu ích với các sinh viên, học viên cao học và nghiên cứu sinh, mà còn với cả các nhà khoa học chuyên nghiệp.”
“Mục tiêu của cuốn sách này là tạo nên nền tảng nhập môn. Các bài giảng đã đáp ứng được yêu cầu đặt ra từ đầu: truyền tải nội dung cốt lõi, cung cấp những nội dung căn bản xung quanh vấn đề và không gây ra bầu không khí “đe dọa” với người đọc.
Xét tổng thể, dù vẫn còn một số điểm cần cải thiện, nhưng nhìn chung các nội dung trong sách đã được sắp xếp hợp lý, dễ bám sát và đủ bao quát. Vì thế, tài liệu này không chỉ hữu ích với những người phải trực tiếp làm việc trên các công đoạn “sản xuất” nội dung học thuật, mà còn với cả những người muốn tìm hiểu thêm về lĩnh vực này.”
“Từng bước nhập môn nghiên cứu khoa học xã hội có cách tiếp cận khác biệt so với các cuốn sách khác có chung chủ đề ở Việt Nam. Những độc giả là nhà nghiên cứu trẻ sẽ tìm thấy nhiều thông tin rất chi tiết cùng những gợi ý tương đối đầy đủ để tiến hành nghiên cứu trong lĩnh vực khoa học xã hội. Trong bối cảnh nghiên cứu khoa học theo những tiêu chuẩn quốc tế hiện nay ở Việt Nam còn tương đối non trẻ, cuốn sách sẽ rất có ý nghĩa với cộng đồng các nhà nghiên cứu thuộc lĩnh vực khoa học xã hội.”
“Cuốn sách này được biên soạn để giúp các nhà nghiên cứu khoa học xã hội có tham vọng, dù còn trẻ hay gót chân đã mòn trên bước đường học thuật, hiểu sâu hơn về nghiên cứu khoa học và mục đích của nó, đồng thời nhấn mạnh các yếu tố cần thiết và những cân nhắc lý thuyết khi tiến hành nghiên cứu.”
“Từng bước nhập môn nghiên cứu khoa học là một sản phẩm 5 không: (1) Không dài dòng; (2) Không có quá nhiều thứ lộn xộn phức tạp; (3) Không hù dọa người đọc với những thứ cao siêu; (4) Không khô khan; (5) không phải là một quyển sách thông thường mà là một cẩm nang ‘làm bạn’ với hành trình ban đầu làm nghiên cứu khoa học. Nếu bạn cần một quyển sách phân tích dữ liệu chuyên sâu, thì xin lỗi, cuốn sách này không có điều bạn tìm kiếm. Nhưng nếu bạn đang tìm một tài liệu ‘nắm tay’ bạn bằng những khái niệm, tập quán, những điều tưởng chừng chẳng có ai nói với bạn thì… xin mời, nhóm tác giả sẽ mang tới điều này cho bạn.”
“Cuốn sách Từng bước nhập môn nghiên cứu khoa học xã hội của TS. Phạm Hiệp và cộng sự là một sự bổ sung thú vị vào tủ sách phương pháp nghiên cứu khoa học, với ý tưởng nghiên cứu vi mô (micro-researching) rất phù hợp trong việc huấn luyện phương pháp nghiên cứu khoa học dựa trên trải nghiệm cho người học. Nội dung ấn phẩm này phù hợp với các đối tượng từ học sinh phổ thông đến người nghiên cứu chuyên nghiệp, bao gồm: Năng lực về dữ liệu và thông tin khoa học, đạo đức và thái độ của nhà nghiên cứu, đọc và trình bày một bài báo khoa học, thực hiện nghiên cứu, kỹ năng cơ bản và nâng cao trong nghiên cứu khoa học.”
Email: pr.iper.org.vn@gmail.com
Facebook: fb.com/iper2021
Website: iper.org.vn
Địa chỉ: 31, ngõ 150 Hoàng Công Chất, Phú Diễn, Bắc Từ, Liêm, Hà Nội